Vì sao ung thư tăng nhanh tại Việt Nam?

Tốc độ tăng bệnh nhân ung thư tại Việt Nam thuộc nhóm nhanh nhất thế giới với sau 15 năm số ca mắc mới tăng gấp hơn 2 lần.

Năm 1990, cả nước ước tính có khoảng 70.000 ca ung thư, đến năm 2015 là 150.000 bệnh nhân mới. Như vậy, sau 15 năm số ca ung thư được phát hiện mới tăng gấp hơn 2 lần. Ước tính đến năm 2020, con số này sẽ khoảng 200.000 ca.

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho rằng bệnh ung thư có xu hướng tăng không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới. Có nhiều nguyên nhân lý giải điều này.

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K.
Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K. (Ảnh: N.P).

Theo giáo sư Thuấn, những nguy cơ gây ung thư có thể chia thành các nhóm sau:

Đó là các rối loạn di truyền nội tiết, chiếm khoảng 10% trong tổng số bệnh ung thư. Ví dụ phụ nữ có mẹ, chị/em gái bị ung thư vú thì nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 4-6 lần so với người không có tiền sử bệnh. Dùng thuốc tránh thai thay thế lâu dài từ 10 năm trở lên thì nguy cơ ung thư vú cao hơn 2-4 lần so với người không dùng hoặc ít dùng.

Phó giáo sư Thuấn nhấn mạnh, một loại ung thư có thể do nhiều yếu tố, một yếu tố có thể gây nhiều loại ung thư, thời gian tiếp xúc nguồn gây bệnh càng dài thì nguy cơ ung thư càng cao…

Để phòng bệnh, bạn cần bỏ thuốc lá, duy trì chế độ dinh dưỡng an toàn, hợp lý; khám sức khỏe định kỳ; tập luyện thể dục đều đặn; tiêm vắc xin phòng một số nhiễm trùng, virus, vi khuẩn.